Tất tần tật về công dụng của tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu tự nhiên tốt cho sức khỏe, có nhiều công dụng như kháng khuẩn, trị ho, chăm sóc da, tóc và răng miệng. Mời bạn cùng TAMAS xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về tinh dầu tràm cũng như công dụng của chúng nhé!

Tinh dầu tràm là gì? Có mấy loại?

Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu tự nhiên được chưng cất hơi nước từ những bộ phận của cây tràm như cành, lá, thân nên không gây hại cho sức khỏe và rất dễ chịu khi sử dụng.

Trong tinh dầu tràm có chứa từ 45 – 60% hợp chất hữu cơ thiên nhiên Cineol (Eucalyptol) tốt cho sức khỏe con người. Đồng thời, tinh dầu còn chứa 5 – 12% chất α-Terpineol giúp diệt vi khuẩn, ngăn ngừa cúm.

Tinh dầu tràm gồm 2 loại chính:

  • Tinh dầu tràm gió: Có thành phần chủ yếu là Cineol, α-Terpineol và Limonene giàu tính kháng khuẩn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh tốt.
  • Tinh dầu tràm trà: Có thành phần chính là Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol nên phù hợp để chăm sóc da, trị mụn, giảm nhiễm trùng móng.
Tinh dầu Tràm gió Tamas

Công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm

Kháng khuẩn

Tinh dầu tràm có chứa hai thành phần chủ yếu là Cineol và α-Terpineol có tính kháng khuẩn, làm sạch cao. Do đó, tinh dầu tràm được ứng dụng phổ biến trong y khoa để chế biến thuốc đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra. 

Đồng thời, Cineol còn giúp hạn chế sản sinh dịch nhầy để đường hô hấp như mũi, phế quản trở nên thông thoáng hơn và loại bỏ các tác nhân gây hại.

Trị ho

Vào thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị cảm, ho. Tinh dầu tràm có thể ức chế sự phát triển của virus, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cơ thể và giúp giảm ho hiệu quả.

Bạn hãy cho vài giọt tinh dầu vào nước để tắm, sử dụng máy xông tinh dầu hoặc pha tinh dầu tràm với nước để uống. Đối với trẻ em, bạn hãy nhỏ vài giọt vào khăn quàng cổ, thoa một vài giọt dầu tràm vào trước ngực hoặc lên gối để giữ ấm cho cơ thể của trẻ.

Tránh gió, chống cảm lạnh

Tinh dầu tràm có tính ấm nên phù hợp để làm ấm cơ thể cho cả người cao tuổi và trẻ nhỏ khi trời lạnh. Để tránh gió và chống cảm lạnh, bạn hãy thoa một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân, bàn tay hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm, tinh dầu sẽ làm ấm cơ thể và đả thông kinh mạch, lưu thông máu huyết, từ đó ngăn cảm cúm, sổ mũi và nghẹt mũi.

Thoa một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân, bàn tay giúp chống gió, cảm lạnh, làm ấm cơ thể cho bé.

Hỗ trợ giảm đau xương khớp, nhức mỏi cơ

Tinh dầu tràm sở hữu tính kháng khuẩn mạnh mẽ, chống viêm tốt nên có thể làm giảm đau xương khớp, nhức mỏi cơ thường gặp ở người cao tuổi một cách hiệu quả.

Nếu phụ nữ đang mang thai hay cho con bú bị đau nhức, chân tay tê mỏi thì hãy nhỏ vài giọt tinh dầu lên vùng đau nhức và massage nhẹ nhàng. Ngoài ra, người thường xuyên bị đau đầu, đau cơ và đau dây thần kinh khi chơi thể thao cũng có thể sử dụng để giảm đau.

Chống nấm, khử trùng

Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn tốt, tinh dầu tràm có thể giúp bạn ngăn ngừa lây lan dị ứng, nấm ngứa, mẩn đỏ li ti và rút ngắn thời gian bị nấm. Vì vậy, bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu vào nước để tắm giúp chống nấm và khử trùng hiệu quả.

Nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào nước để tắm cho bé giúp chống nấm và khử trùng

Trị mụn, làm đẹp da

Vệ sinh da mặt không kỹ có thể khiến cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành các nốt mụn. Khi đó, bạn hãy dùng tăm bông, chấm tinh dầu tràm và thoa lên vết mụn, tinh dầu tràm với tác dụng kháng khuẩn sẽ giúp mụn giảm sưng đỏ, mau xẹp và không để lại thâm.

Làm sạch không khí

Việt Nam có độ ẩm luôn ở mức khá cao vì thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nấm mốc và vi khuẩn rất dễ sinh sôi gây ra bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, ho, sổ mũi.

Vì thế, bạn cần thanh lọc và làm sạch không khí thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và bản thân. Để làm sạch không khí, bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu và nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn có hại và mang đến không gian trong lành, tinh khiết.

Để làm sạch không khí, bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu

Chăm sóc răng miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ làm cho thức ăn bám vào răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phá vỡ men và tủy răng phát triển gây đau nhức.

Khi đó, bạn có thể dùng một miếng bông gòn nhỏ thầm vài giọt tinh dầu rồi ngậm chặt bông lại khoảng 10 – 15 phút tại vùng răng sâu. Tinh dầu tràm sẽ giúp bạn xoa dịu đi các cơn đau nhức và loại bỏ những vi khuẩn gây sâu răng, tổn hại men răng nhờ có các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.

Trị gàu, ngăn rụng tóc

Hoạt chất trong tinh dầu tràm còn có tác dụng làm sạch sâu da đầu, loại bỏ những mảng gàu và các vi khuẩn kí sinh trên da đầu, trả lại cho bạn mái tóc chắc khỏe và ít gãy rụng.

Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn có khả năng kiểm soát dầu nhờn trên tóc, giúp hạn chế bết tóc và mang đến cho bạn một mái tóc suôn mượt tự nhiên.

Điều trị viêm xoang

Xông tinh dầu tràm 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp khoang mũi đào thải dịch nhầy ra ngoài, làm cho khoang mũi sạch sẽ và hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.

Xông tinh dầu tràm 20 – 30 phút mỗi ngàysẽ giúp làm sạch khoang mũi, hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng đúng cách thì mới phát huy công dụng hiệu quả của nó.

Thế nên, bạn hãy bỏ túi cho mình một số lưu ý quan trọng sau đây khi sử dụng tinh dầu tràm:

  • Liều lượng sử dụng phù hợp: Tùy vào từng đối tượng là trẻ nhỏ hay người lớn thì sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Bạn có thể xem trên hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều gây ra hậu quả xấu.
  • Tránh vùng da nhạy cảm: Hoạt tính của tinh dầu tràm tương đối mạnh sẽ dễ làm trẻ nhỏ bị dị ứng. Do đó, bạn hãy tránh sử dụng trên các vùng da nhạy cảm như cổ, da mặt, đầu, mũi. Thay vào đó, bạn có thể thoa vào lòng bàn chân, lưng hay ngực khi bị cảm lạnh.
  • Dùng khi cần thiết: Tốt nhất bạn nên sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hay những khi bị côn trùng cắn, bị cảm lạnh hay ho nhiều. Nếu dùng thường xuyên có thể bị kích ứng da, mẩn cảm.
  • Sử dụng thử trên da: Bạn hãy xoa tinh dầu ở một vùng nhỏ trên da để xem da bạn có bị kích ứng hay không. Khi có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, sưng viêm thì nên rửa sạch với nước và ngừng sử dụng.
  • Không sử dụng cho bé dưới 6 tháng tuổi: Vì tính dầu có tính kháng khuẩn mạnh. Khi sử dụng cho bé trên 6 tháng tuổi bạn hãy pha loãng tinh dầu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *